28/04/2024

Thể Thao News

Tin tức thể thao online, thể thao 24h, luôn được cập nhật mới nhất

Sự xuất hiện năm xưa của công nghệ đến với bóng đá thế giới

Sự xuất hiện năm xưa của công nghệ đến với bóng đá thế giới

Bóng đá được gọi là vua của các bộ môn thể thao trên thế giới. Đó là bởi vì sự phổ biến và tính quan trọng của nó trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Hằng năm, rất nhiều giải bóng đá từ nhỏ đến lớn lần lượt được tổ chức khắp toàn thế giới. Một trong số những giải đấu bóng đá lớn nhất không thể kể đến World Cup. Chính quy mô lớn của giải đấu này mà sự công bằng trong các trận đấu là rất cần thiết và quan trọng. Chỉ cần chúng ta không bắt kịp hay đánh mất một khoảnh khắc ghi bàn nào đó thì sự chênh lệch thắng thua cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cùng với sự phát triển ngày một vĩ đại của công nghệ, nó đã được ứng dụng vào bộ môn thể thao bóng đá. Nhằm giúp cho mỗi trận đấu đều xảy ra một cách công bằng tuyệt đối. Đó chính là công nghệ Goal-line, giúp chấm dứt những sai sót đáng tiếc trong bóng đá thế giới. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ này qua các thông tin dưới đây.

Bước ngoặt quan trọng của bóng đá thế giới

Ngày này cách đây 9 năm là thời điểm bóng đá thế giới có bước ngoặt quan trọng; với sự xuất hiện của công nghệ. Vào ngày 5.7.2012, Hội đồng Bóng đá quốc tế (IFAB), tổ chức chịu trách nhiệm về Luật bóng đá (Laws of the Game), cuối cùng đã chấp thuận việc sử dụng công nghệ Goal-line; đảo ngược hoàn toàn quan điểm phản đối kéo dài nhiều năm.

Bước ngoặt quan trọng của bóng đá thế giới

Theo Laws of the Game, một bàn thắng chỉ được tính khi bóng đi hoàn toàn qua vạch vôi. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá; tốc độ các trận đấu được đẩy cao, các trọng tài không thể xử lý được hết mọi tình huống. Điều đó đồng nghĩa với việc những tranh cãi – đặc biệt là liên quan đến bàn thắng; ngày càng trở nên gay gắt. Trên thực tế, vấn đề này từ lâu đã trở thành yếu tố chính của môn thể thao Vua; thậm chí còn đạt đến cấp độ gay gắt nhất. Năm 1966, đội tuyển Anh vô địch World Cup sau trận thắng Tây Đức 4-2. Nhưng bàn thắng thứ ba của họ vẫn gây tranh cãi về việc liệu nó có nên được công nhận hay không. Vì không ai dám chắc rằng, bóng đã qua vạch vôi hay chưa.

Tranh cãi về phá bóng ở trận chung kết World Cup 1966

Pha bóng ở trận chung kết World Cup 1966 vẫn để lại tranh cãi trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày đó, công nghệ truyền hình chưa đủ chất lượng để làm sáng tỏ vấn đề. Bước sang thế kỷ 21, để giải quyết vấn đề; những lời kêu gọi sử dụng công nghệ Goal-line bắt đầu từ những năm 2000. Tuy vậy, FIFA đã phản đối, khi Chủ tịch Sepp Blatter cho biết vào cuối năm 2010 rằng; chi phí sẽ quá đắt và sẽ làm chậm trận đấu.

Tranh cãi về phá bóng ở trận chung kết World Cup 1966

Nhưng những người muốn thay đổi đã có sự ủng hộ của một sự cố nổi tiếng. Trong đó có bàn thắng không được công nhận ở trận đấu giữa tuyển Anh và Đức tại World Cup 2010; hay một bàn khác của Ukraine vào lưới Anh tại EURO 2012. Cuối cùng, vào tháng 7.2012, IFAB – bao gồm đại diện FIFA và thành viên các Liên đoàn của Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland – đã quyết định cho phép sử dụng công nghệ goal-line; và bắt đầu với Club World Cup 2012 và Confederations Cup 2013. Nhưng ở cả 2 giải đấu này đều không xảy ra trường hợp nào; để có cơ hội để xem xét quyết định có cho phép bàn thắng hay không.